Máy tập đi bằng điện giúp tập phục hồi chức năng đi lại cho bệnh nhân liệt nửa người hoặc liệt 2 chi dưới sau tai biến mạch máu não, chấn thương tủy sống…Có đai giữ chắc chắn an toàn, bộ điều khiển bằng điện và bánh xe di chuyển linh hoạt.
Máy tập đi bằng điện: đối tượng sử dụng
- Bệnh nhân sau phẫu thuật chi dưới có chỉ định cần phục hồi chức năng của Bác Sỹ
- Bệnh nhân yếu liệt chi dưới
- Bệnh nhân yếu liệt nửa người
- Bệnh nhân yếu liệt tứ chi
Máy tập đi bằng điện: tác dụng
- Tập đứng cho bệnh nhân
- Tập đi lại cho bệnh nhân
- Tăng cường lưu thông tuần hoàn của cơ thể
- Phòng tránh, điều trị teo cơ
- Phòng tránh co cứng, co rút các khớp do bất động lâu ngày
- Phòng tránh loét do tỳ đè
- Phòng tránh nhiễm khuẩn như: Nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm phổi…
Thông số kỹ thuật
- Với hệ thống khung thép sơn mạ tĩnh điện rất chắc chắn, có bánh xe di chuyển hoặc khóa chốt cố định dễ dàng.
- Kích thước: 120cm x 103cm x196cm x 236cm
- Bảng điều khiển với 2 chức năng Lên và Xuống.
- Piston giúp điều chỉnh độ cao/thấp cho người bệnh.
- Hệ thống các dây đai buộc cố định người bệnh giúp hỗ trợ người bệnh trong việc tập đứng và đi lại.
- Bảo hành Piston 12 tháng
-
Máy tập đi bằng điện tự động : lưu ý sử dụng
- Bệnh nhân yếu liệt nửa người/tứ chi sẽ cần phải có sự hỗ trợ của người nhà trong thời gian đầu mới tập luyện do tay của người bệnh không đủ khả năng để giữ vững cơ thể.
- Bệnh nhân sau phẫu thuật chi dưới cần tuân thủ đúng chỉ định, thời gian luyện tập phục hồi chức năng của Bác Sỹ.
Hướng dẫn sử dụng Thiết bị tập đi bằng điện
- Cố định người bệnh vào khung bằng các đai cố định
- Sau khi đã được cố định chắc chắn bằng các dây đai, người bệnh bám tay vào thanh vịn hai bên
Đối với bệnh nhân chưa đứng được:
- Khóa chốt các bánh xe.
- Khi bắt đầu tập đứng, người bệnh hoặc người nhà sử dụng Điều khiển để nâng người bệnh lên cao, sau đó từ từ hạ xuống dần để phần chân người bệnh chạm mặt đất.
- Lặp lại nhiều lần và từ từ để chân người bệnh có thời gian làm quen dần với việc gánh chịu trọng lượng của cơ thể.
- Sau khi chân người bệnh đã vững hơn, điều chỉnh để lòng bàn chân người bệnh chạm hoàn toàn vào mặt đất, chịu hoàn toàn trọng lượng của cơ thể và duy trì tư thế này đến khi người bệnh cảm thấy mỏi.
- Đối với bệnh nhân bị hạn chế về khả năng nhận thức, thời lượng mỗi lần tập nên từ từ tăng dần từ vài chục giây, vài phút, vài chục phút. Tránh việc luyện tập quá sức làm giảm hiệu quả của quá trình phục hồi.
Đối với bệnh nhân đã đứng được:
- Điều chỉnh chiều cao thông qua điều khiển để người bệnh đứng hoàn toàn trên đôi chân của mình.
- Bám chắc chắn vào tay vịn
- Mở chốt khóa bánh xe
- Bắt đầu quá trình tập đi những bước đầu tiên và dừng lại nghỉ ngơi khi cảm thấy mỏi.